Bệnh viêm khớp là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
1. Tổng quan bệnh Viêm khớp
Viêm khớp là gì? Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp: viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
Viêm khớp dạng thấp: đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.
2. Nguyên nhân bệnh Viêm khớp
Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:
- Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..
- Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.
3. Triệu chứng bệnh Viêm khớp

Dấu hiệu của viêm khớp tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp, các triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị viêm khớp bao gồm:
- Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
- Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau tuy nhiên cũng có thể có hạn chế đơn thuần.
- Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
- Đỏ vùng da quanh khớp.
- Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
- Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân..các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm khớp
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011 – 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

-
Tuổi: mặc dù viêm khớp có thể gặp ở cả trẻ em nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.
- Giới: bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Nghề nghiệp: các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
- Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.
- Thừa cân: làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.
- Các rối loạn trao đổi chất: ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
-
Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.
5. Phòng ngừa bệnh Viêm khớp
Viêm khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn:
- Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
6. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp
Điều trị bệnh viêm khớp kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống:
Điều trị nội khoa
Các thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo bậc của tổ chức y tế thế giới. Giảm đau bằng sử dụng paracetamol.
- Thuốc chống viêm không steroid(NSAID): Tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp.
Thuốc được sử dụng như: Meloxicam, ibuprofen, diclofenac…
- Các thuốc có tác dụng chống thoái hóa tác dụng chậm như: Glucosamin..
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Vật lý trị liệu
- Tập vận động khớp: Hạn chế tình trạng cứng khớp, dính khớp. Tập vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Chú ý khi có viêm cấp thì không nên vận động nhiều, qua đợt viêm cấp có thẻ tập vận động.
- Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm viêm.
- Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt lạnh trong đợt viêm cấp, khi đỡ viêm dụng nhiệt nóng để tăng nuôi dưỡng khớp.

Trung Tâm CSSK Đa Liệu Pháp Lifecore VN kết hợp giữa hai nền Y Học Hiện Đại và Y Học Cổ Truyền mang lại quá trình trị liệu đạt kết quả cao, đội ngũ chuyên môn bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu và bài bản thăm khám và trị liệu các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,…. không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Lifecore VN luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, trị liệu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.
Thay đổi lối sống
- Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục.
- Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp.
- Không hút thuốc lá, hạn chế stress, thư giãn cơ thể và ngủ đủ giấc giúp hạn chế tình trạng viêm khớp.
- Hạn chế ăn chất béo no, tăng cường ăn ngũ cốc và các loại rau xanh và các chất chứa nhiều canxi, vitamin D.